Công dụng bất ngờ của lá trầu không chữa bệnh trĩ

Lượt xem: 4992

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không là một trong những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ bao đời nay và được nhiều người áp dụng. Vậy tại sao lá trầu không lại có tác dụng chữa bệnh trĩ và cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không như thế nào? Mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Dân gian có câu “Thập nhân cửu trĩ” để nói về căn bệnh chiếm tới hơn 60% dân số này. Có nhiều bài thuốc dân gian có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ như rau diếp cá, lá lộc vừng trong đó sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ là một bài thuốc điển hình và cho công dụng hiệu quả bất ngờ.

chua-benh-tri-bang-la-trau-khong

 

Tại sao lá trầu không có thể chữa bệnh trĩ?

Lá trầu không là một cây thuốc, lá có tính chất dược học, đây là loại cây có màu xanh, dây leo, lá hình trái tim có chiều cao khoảng 1 mét. Lá trầu không có mùi cay nồng, vị thơm hắc, hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu trong lá trầu không là thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C, canxi, caroten.

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không

Ngoài công dụng khử mùi, sát trùng dùng để chữa hôi nách, lá trầu không còn có nhiều tác dụng khác như chống lạnh, hạ khí, trừ phong thấp, tiêu viêm nên có tác dụng chữa vết thương, mụn nhọt, bỏng, viêm chân răng, bong gân… Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng lá trầu không có tác dụng ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả, trực khuẩn lỵ và trực khuẩn coli... và còn có tác dụng làm lành nhanh vết thương nhờ khả năng thúc đẩy sự biểu mô hóa.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không: Lấy 7 lá trầu không, 7 hạt gấc giã nhỏ trộn đều với muối, 7 quả bồ kết cùng với quả cau bổ thành 7 miếng, tất cả cho vào đun và xông hậu môn, 2 lần/ ngày. Sau 3 ngày thực hiện bài thuốc trên sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Quả bồ kết có tính ấm, vị cay, nên có tác dụng trừ đàm, thông khiếu, tiêu thũng và sát trùng tốt có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, thường được sử dụng chữa trúng phong, hen suyễn, sâu răng, kiết lỵ, mụn nhọt, áp xe vú...

Hạt gấc: có tính ấm, hơi đắng vị ngọt có tác dụng lợi trường, tiêu thũng, tiêu viêm và tiêu tích thường được sử dụng chữa mụn nhọt, ghẻ lở, tắc tia sữa, sốt rét…

Quả cau có vị chát và tính ấm có tác dụng sát trùng, hành khí và lợi thủy cùng với muối ăn vị mặn nên giúp tá hỏa, tiêu viêm và nhuận táo.

Khi kết hợp 5 vị thuốc lá trầu không, cau, hạt gấc, bồ kết và muối có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, tiêu thũng và kích thích quá trình biểu mô hóa, mau lành vết thương. Bài thuốc này có thể giúp điều trị bệnh trĩ và chứng viêm nhiễm, sưng nề, công dụng của bài thuốc được khoa học chứng minh là hiệu quả.

Lưu ý:

Trên đây là chia sẻ của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về cách chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không mà bạn có thể tham khảo thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải nói trước, bài thuốc này chỉ có hiệu quả đối với những người bị bệnh trĩ nhẹ, còn đối với những trường hợp bệnh nặng thì cần phải tiến hành tiểu phẫu mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh hiện đang áp dụng 2 kỹ thuật PPH và HCPT giúp điều trị bệnh trĩ triệt để. Nếu bạn cần tư vấn cụ thể về 2 phương pháp này, hãy liên hệ theo đường dây nóng 0352 612 932 hoặc nhấp chọn Bác sĩ tư vấn để chat trực tuyến với các chuyên gia. 

Đánh giá: 
Công dụng bất ngờ của lá trầu không chữa bệnh trĩ
Điểm trung bình:  7.0 /  10 (  136 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?